Định nghĩa
Giá thể vi sinh là một loại vật liệu được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học để tăng diện dích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải. Từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao.
 
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh
Nguyên lý hoạt động của giá thể vi sinh dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể, vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học. Quy luật chung trong sự phát triển của màng vi sinh vật bởi quá trình tiêu thụ cơ chất có trong nước thải và làm sạch nước thải.
 
Ưu điểm của giá thể vi sinh trong xử lý nước thải
-  Hệ vi sinh bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học 1 môi trường bảo vệ, do đó hệ vi sinh xử lý dễ phục hồi hơn.
-  Mật độ vi sinh xử lý trong mỗi đơn vị thể tích cao hơn so với bể thổi khí thông thường, do đó thể tích bể xử lý nhỏ hơn và hiệu quả xử lý chất hữu cơ cao hơn.
-  Vi sinh xử lý được “chuyên môn hóa”: các nhóm vi sinh khác nhau phát triển giữa các lớp màng vi sinh, điều này giúp cho các lớp màng sinh học phát triển theo xu hướng tập trung vào các chất hữu cơ chuyên biệt.
-  Tiết kiệm năng lượng, dễ vận hành.
-  Thân thiện môi trường hơn so với các các hệ thống xử lý hiếu khí nước thải sinh hoạt và công nghiệp.
-  Tải trọng cao: khả năng phát triển của màng sinh học theo tải trọng tăng dần của chất hữu cơ làm cho bể MBBR có thể vận hành ở tải trọng cao với đầu tư vận hành thấp.
-  Chống shock tải trọng.
-  Dễ dàng cải tạo, nâng cấp.
-  Dễ kiểm soát hệ thống, có thể bổ sung giá thể vi sinh tương ứng với tải trọng ô nhiễm và lưu lượng nước thải. Trường hợp tăng công suất hoặc tải trọng hệ thống lên 50%, chỉ cần bổ sung giá thể vi sinh vào bể sinh học mà không cần mở rộng thể tích bể sinh học.
-  Tiết kiệm 30-40% thể tích bể so với công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng.
 

Các sản phẩm giá thể vi sinh thường dùng cho xử lý nước thải 

1. Giá thể vi sinh di động MBBR

Tính năng nổi bật:

-  Chiếm ít diện tích bể sinh học.
-  Hiệu quả xử lý BOD, COD, Nito, Photpho cao.
-  Quá trình vận hành đơn giản.
-  Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thấp..
-  Độ bền cao.
-  Lượng bùn phát sinh thấp.
-  Giảm thiểu mùi hôi ở quá trình xử lý sinh học.
-  Mật độ vi sinh trong bể sinh học cao, do vậy tải trọng hữu cơ của giá thể MBBR rất cao.
-  Chủng loại vi sinh vật xử lý đa dạng: Lớp màng biofilm phát triển tùy thuộc vào loại chất hữu cơ và tải trọng hữu cơ trong bể xử lý.
-  Sử dụng được cho quá trình sinh học thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerobic).
Phương pháp lắp đặt:
-  Giá thể vi sinh di động MBBR được lắp đặt rất đơn giản, chỉ cần đổ trực tiếp vào bể sinh học đang sục khí giá thể -  MBBR sẽ tự động phân tán đều khắp nơi trong bể (khoảng 30′).
-  Trước khi đổ giá thể vào bể vi sinh cần chế tạo lớp lưới chắn giá thể MBBR ngăn không cho chui vào ống dẫn sang bể lắng, gây tổn thất giá thể.
-  Sau khoảng 25 – 30 ngày vận hành thì trên giá thể MBBR sẽ hình thành lớp màng vi sinh dính bám, lúc này hệ thống mới cho chất lượng nước tốt nhất.
-  Thể tích giá thể MBBR được khuyến cáo từ 50 – 60% thể tích của bể sinh học cần xử lý.

2. Giá thể vi sinh dạng tổ ong

Tính năng nổi bật:

-  Độ dày đồng nhất.
-  Tốc độ lưu thông khí và nước cao.
-  Độ bám dính vi sinh tương đối cao.
-  Chi phí thấp cho việc lắp đặt và vận hành.
-  Độ bền sản phẩm cao và giảm thiểu tối đa sự tắc nghẽn.
-  Chịu được hoá chất ăn mòn đối với các chất hoà tan trong nước.
-  Dễ vận chuyển và lắp đặt.
-  Sử dụng được cho quá trình sinh học thiếu khí (Anoxic) và hiếu khí (Aerobic).

Phương án lắp đặt:

Bước 1: Dán các tấm giá thể lại với nhau bằng keo dán ống nước sao cho các mí khớp với nhau thành các khối giá thể có kích thước D x R x C = 1,0 x 0,5 x 0,5m.
Bước 2: Lắp đặt khung đỡ phía dưới cho giá thể (tham khảo hình phía dưới) đảm bảo chắc chắn, chịu được áp suất 1,0 – 1,5 bar.
Bước 3: Lắp đặt các khối giá thể đã dán vào bể sinh học sao cho tạo thành các khối xếp chồng lên nhau, chiều rỗng của giá thể đặt dọc bể để khí và nước thoát lên dễ dàng. Chiều cao của giá thể tùy theo thiết kế từ 1,0m – 2,0m.
Bước 4: Lắp đặt khung đỡ giá thể phía trên đảm bảo cứng chắc trong quá trình vận hành.
 

Ảnh 1. Lắp đặt giá thể vi sinh dạng tổ ong


3. Giá thể vi sinh dạng cầu

Thông số kĩ thuật:

-  Kích thước: D50mm hoặc D100mm.
-  Vật liệu: nhựa PP đúc nguyên khối.
-  Bề mặt tiếp xúc: 156m2/m3
-  Số lượng quả cầu/m3: 6000 trái/m3 đối với  quả cầu D50mm, 1500 trái/m3 đối với  quả cầu D100mm.
-  Đệm vi sinh dạng cầu sản xuất tại Việt Nam.
 

  
Ảnh 2. Giá thể vi sinh dạng cầu 

Tính năng nổi bật:

-  Giá thể vi sinh dạng cầu được đánh giá là loại giá thể có độ bền cao (>5 năm).
-  Diện tích tiếp xúc lớn, tốc độ bám dính cao cho ra chất lượng nước trong bể vi sinh rất tốt.
-  Chịu được áp suất làm việc cao.
-  Do có thể di chuyển tự do linh động nên sử dụng giá thể vi sinh dạng cầu giảm được các góc chết trong bể vi sinh, tăng khả năng tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh.
-  Dễ dàng vận chuyển và thi công lắp đặt, có lắp đặt với mọi kích thước và thể tích của bể sinh học.
-  Thích hợp với nhiều loại nước thải công nghiệp và sinh hoạt khác nhau.
-  Chịu được tải trọng sục khí lớn, áp suất cao.

Phương án lắp đặt:

-  Giá thể vi sinh dạng cầu được lắp đặt rất đơn giản, chỉ cần đổ trực tiếp vào bể sinh học đang sục khí giá thể dạng cầu sẽ tự động phân tán đều khắp nơi trong bể (khoảng 30′).
-  Trước khi đổ giá thể dạng cầu vào bể vi sinh cần chế tạo lưới chắn giá thể ngăn không cho quả cầu chui vào ống dẫn sang bể lắng.
-  Sau khoảng 30 – 45 ngày vận hành thì trên quả cầu sẽ hình thành lớp màng vi sinh dính bám, lúc này hệ thống mới cho chất lượng nước tốt nhất.