1. Cơ chế quá trình hấp phụ

Hấp phụ chất bẩn hoà tan là kết quả của sự di chuyển phân tử của những chất đó từ nước vào bề mặt chất hấp phụ dưới tác dụng của trường lực bề mặt.

Trường lực bề mặt gồm có hai dạng :

          Hyđrat hoá các phân tử chất tan, tức là tác dụng tương hỗ giữa các phân tử chất rắn hoà tan với những phân tử nước.

          Tác dụng tương hỗ giữa các phân tử chất bẩn bị hấp phụ với các phân tử trên bề mặt chất rắn.

  1. Các chất hấp phụ

                Những chất hấp phụ có thể là : than hoạt tính, silicagel, nhựa tổng hợp cókhả năng trao đổi ion, cacbon sunfua, than nâu, than bùn, than cốc, đôlômit, caolanh, tro và các dung dịch hấp phụ lỏng. Bông cặn của những chất keo tụ (hydroxitcủa kim loại) và bùn hoạt tính từ bể aeroten cũng có khả năng hấp phụ.

  1. Các dạng hấp phụ chính

                Hấp phụ trong trường hợp động : các phân tử nước chuyển động cùng lúc tương đối so với 1 vài phân tử của chất hấp phụ , diễn ra khi phần nước thải lọc được chảy tới lớp vật liệu nhằm lọc đi các chất cặn bã.

                Hấp phụ trong trường hợp tĩnh : 2 phân tử nước và chất hấp phụ không có sự chuyển động cùng lúc.

Phân loại hấp phụ

                Hấp phụ trong điều kiện tĩnh: Là không cho sự chuyển dịch tương đối của phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ mà chúng cùng chuyển động với nhau

                Hấp phụ trong điều kiện động: Là sự chuyển động tương đối của phân tử nước so với phân tử chất hấp phụ. Hấp phụ trong điều kiện động là một quá trình diễn ra khi cho nước thải lọc qua lớp vật liệu lọc hấp phụ. Thiết bị để thực hiện quá trình đó gọi là thùng lọc hấp thụ hay còn gọi là tháp hấp phụ.

MỌI THẮC MẮC XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ :

Chuyên gia tư vấn giải pháp xử lý môi trường –  Mr. Thắng

Tel : 0904046006

Số 12/15 Tạ Quang Bửu - Bách Khoa - Hà Nội
Email: kc.congnghe@gmail.com