Đối với các nguồn nước mặt: Bao gồm các nguồn nước trong các ao, hồ, đầm, sông, suôi… Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên đặc trưng cửa nước mặt là:

+ Chứa khí hòa tan đắc biệt là oxy

+ Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa riêng biệt trong đầm, ao, hồ sảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng trong nước khá thấp tồn tại chủ yếu ở dạng keo.

+ Có hàm lượng chất hữu cơ cao

+ Có sự hiện diện của nhiều loại tảo

+ Chứa nhiều vi sinh vật
        Đối với nguồn nước ngầm: Được khai thác từ các tầng nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Nên đặc trưng chung của nước ngầm là:

+ Độ đục thấp.

+ Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định

+ Hàm lượng sắt và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép.

+ Không có hiện diện của vi sinh vật

            Ngày nay, phần lớn các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho các đối
tượng dùng nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng cần phải tiến hành xử lý chúng. Nhìn chung, quá trình 
xử lý nước cấp chủ yếu sử dụng các biện pháp sau:

          Biện pháp cơ học: gồm các công trình như hồ chứa và lắng sơ bộ, song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng, bể lọc…
          Biện pháp hóa học: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng vôi để kiềm hóa nước, sử dụng chất oxy hóa mạnh, sử dụng clo để khử trùng…
          Biện pháp lý học: dùng các tia vật lý để khử trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm, điện phân nước biển để khử muối, khử khí CO2 hòa tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng.

          Trong thực tế, để đạt được mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phương pháp. Sự kết hợp các biện pháp xử lý với nhau phải theo một quy trình, một công nghệ thích hợp với các công đoạn xử lý. Mỗi công đoạn được thực hiện bằng các công trình đơn vị khác nhau với các chức năng và cấu tạo khác nhau.

Thuyết minh sơ đồ xử lý nước cấp

Thuyết minh:

Nước từ nguồn sau khi đưa qua song chắn rác để loại bỏ các vật gây hại cho các công trình phía sau, thì được trạm bơm cấp I đưa đến bể trộn vách ngăn, tại đây chất kiềm hóa là phèn nhôm sẽ được cho vào với liều lượng thích hợp để tạo ra các hạt keo có khả năng dính lại với nhau và dính với các hạt cặn lơ lững có trong nước tạo thành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể và vôi với liều lượng thích hợp để làm tăng pH của nước.

Sau khi trộn nước sẽ được đưa sang bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng nằm trong bể lắng đứng, có chức năng hoàn thành hết quá trình keo tụ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc giữa các hạt keo và cặn bẩn trong nước để tạo nên những bông cặn đủ lớn và được giữ lại trong bể lắng. Sau đó nước được đưa sang máng phân phối đến bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ để làm trong nước triệt để, trước khi đưa đến bể chứa nước sạch, trên đường đi tới bể là giai đoạn khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh