0243.869.2305

Thiết bị lọc áp lực

Thứ 3 | 28/07/2020 - Lượt xem: 74

Bồn lọc áp lực trong xử lý nước cấp và nước thải


1. ​​​​​​Định nghĩa về hệ thống lọc áp lực trong xử lý nước

Hệ thống lọc áp lực là thiết bị xử lý nước bậc cao trong xử lý nước thải, thông qua bồn lọc áp lực inox, bọc composite, thép đen, thép trắng thì toàn bộ các sinh vật sau khi nước đã lắng đọng, độ sạch đạt khoảng 99% theo tiêu chuẩn loại A QCVN. 

Bên trong bồn lọc áp lực chứa các lớp vật liệu lọc như: than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi. Các lớp vật liệu lọc có nhiệm vụ giữ lại và hấp thụ cặn nhỏ lơ lửng còn sót lại sau các bước tiền xử lý bằng phương pháp hóa lý hoặc sinh học, ngoài ra còn giúp giảm nồng độ chất ô nhiễm, nước sau lọc đạt tiêu chuẩn theo quy định môi trường.

2. Cấu tạo của thiết bị lọc áp lực

Hệ thống bồn lọc áp lực được thiết kế theo hệ thống khép kín, vỏ được chế tạo bằng vật liệu inox, thép bọc composite, thép trắng, thép đen. Có hình dạng thẳng đứng hoặc nằm ngang, hoạt động với công suất lớn.

Kích thước bể lọc áp lực tùy từng vào quy mô từng công trình. Đường kính bồn lọc có thể từ 0.2 – 3 m, chiều cao từ 0.8 – 4 m. Thiết bị lọc áp lực nhỏ nhất có thể áp dụng cho xử lý nước thải phòng khám 500 lít – 2 m3.

Lựa chọn thiết bị bơm lọc cho bồn lọc áp lực này, rất quan trong, ngoài các yếu đố đảm bảo về lưu lượng, điện áp, cột áp thì xuất xứ, chủng loại cần được quan tâm, để đảm bảo tính ổn định, độ bền bỉ cho hệ thống.

- Các thành phần khác của bồn lọc áp lực trong hệ thống xử lý nước thải bao gồm:

+ Đường ống dẫn nước từ bể chứa qua bơm lọc, đường ống ra vào bồn lọc.

+ Các vật liệu lọc như cát thạch anh, than hoạt tính, sỏi...

+ Van khóa: Van bướm, van điện, vân điện từ, …

+ Ống tháo nước van xả đáy,

+ Đường ống xả áp, đồng hồ đo áp lực

3. Nguyên tắc hoạt động

- Nước sau khi qua hệ thống xử lý hóa lý, sinh học sẽ được bơm lọc đưa đến bồn lọc áp lực để xử lý. Các chất rắn không tan và tan đều được giữ lại khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc, nước trở nên sạch hơn sau khi qua hệ thống, tùy theo kích thước cũng như chủng lọai vật liệu lọc mà khả năng xử lý đối vời từng lọai nước khác nhau.

- Sau mỗi chu kỳ lọc, cặn dính bám trên bể mặt lớp vật liệu lọc ở những lớp trên cùng và chúng được lấy ra bằng phương pháp rửa ngược, cặn bẩn sẽ được xới tung lên và các hạt vật liệu lọc va chạm, ma sát vào nhau sẽ tự làm sạch bề mặt của chúng, nước nhiễm bẩn được tháo ra khỏi bồn bằng đường thải riêng biệt, dẫn tới bể thu gom đầu hệ thống xử lý nước thải.

4. Ưu, nhược điểm của hệ thống lọc áp lực

* Ưu điểm

 - Cấu tạo đơn giản, hiệu quả sử dụng cao, nước đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.

 - Vận hành theo nguyên tắc lọc và rửa lọc đơn giản, theo 2 cách, thao tác bằng tay đối với hệ thống lọc áp lực lắp đặt van trên đường ống lọc là van cơ. Tự động hóa cùng hệ thống lập trình PLC sử dụng van điều khiển điện điều khiển.

- Để đảm bảo chất lượng nước đầu ra sau lọc, cần chú ý thay mới lớp vật liệu lọc khi thời gian sử dụng từ 6-8 tháng.

 * Nhược điểm

- Cần đảm bảo hệ thống tiền xử lý trước đó hoạt động hiệu quả trước khi qua hệ thống lọc áp lực.

- Người vận hành cần được đào tạo và tuân thủ đúng nguyên tắc vận hành, vì chỉ cần 1 thao tác sai sẽ ảnh hưởng đến bơm lọc, van và đường ống.

5. Một số hình ảnh lắp đặt thực tế hệ thống lọc áp lực tại công trình


Thiết bị lọc áp lực lắp đặt tại HTXLNT Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hưng Yên

 

 

Đang tải bình luận,....

Xem thêm

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ hợp khối FRP

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt công đồng như tắm giặt, vệ sinh, nấu ăn... Được thải ra từ các cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân... Vì thế, nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường nhằm giảm sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và mọi hoạt động của con người.

Xem thêm