0243.869.2305

Hướng dẫn vận hành HTXLNT

Thứ 3 | 04/08/2020 - Lượt xem: 1314

Hướng dẫn vận hành HTXLNT

I.  QUY TRÌNH VẬN HÀNH

I.1.  Công tác kiểm tra máy móc thiết bị

-  Kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của thiết bị, máy móc được coi là vấn đề quan trọng nhất, và ưu tiên hàng đầu đối với người vận hành hệ thống xử lý nước thải.

-  Hệ thống bao gồm các thiết bị, máy móc hoạt động theo 1 dây chuyền công nghệ được lập trình tự động, mọi thao tác vận hành trên màn hình điều khiển trung tâm. Nếu không nắm bắt được kịp thời các sự cố và đưa ra phương án xử lý thì toàn bộ hệ thống bị dừng hoạt động, nghiêm trọng hơn là thiết bị máy móc có thể hỏng không sửa chữa được.

-  Vì vậy, người vận hành phải tuân thủ nghiêm ngặt 1 số quy định, hướng dẫn chung trước và trong khi vận hành như sau:

  +  Kiểm tra nguồn điện: Bật nút kiểm tra độ ổn định của nguồn điện trước khi vận hành hệ thống. Chuyển các công tắc của tất cả các thiết bị về vị trí OFF.

  +  Máy thổi khí: là thiết bị có công suất lớn, hoạt động liên tục nên quá trình kiểm tra kĩ càng. Chuyển công tắc sang chế độ OFF, kiểm tra: mực dầu, dây cu-roa, bulong, mặt bích, ống giảm thanh đầu hút, ống khí chính, chế độ đóng mở van 1 chiều khi 2 máy hoạt động luân phiên đổi nhau, khớp chống rung.

  +  Bơm cạn: kiểm tra van khóa đóng mở của bơm, bulong, phao báo mức trong bể khử trùng, giỏ bơm của đường hút bơm lọc.

  +  Bơm chìm: kiểm tra phao báo mức trong bể, hoạt động của bơm, tiếng ồn hoặc rung bất thường. Dùng đồng hồ kẹp dòng đo kiểm tra dòng điện của các bơm chìm, đảm bảo bơm hoạt động trong dòng định mức

  +  Máy khuấy chìm: kiểm tra hoạt động của máy khuấy, tiếng ồn hoặc rung bất thường.

  +  Motor khuấy: thường xuyên tra dầu mỡ, phát hiện tiếng kêu bất thường, dị vật gây kẹt cánh khuấy.

  +  Bồn lọc áp lực: kiểm tra van bi điều khiển khí nén khả năng đóng ngắt hoạt động ổn định không.

  +  Bơm định lượng: kiểm tra đường ống hút, dò rỉ đường ống dẫn, lưu lượng bơm.

  +  Bồn hóa chất:  Kiểm tra cặn trong bồn, lượng hóa chất đủ cho hoạt động của một ca.

  +  Kiểm tra hệ thống đường ống, vị trí đóng mở các van khóa:

  +  Hệ thống đường ống công nghệ phải được kiểm tra thường xuyên về mức độ rò rỉ ngay cả khi cả hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định.

  + Tủ điện điều khiển trung tâm: Kiểm tra thiết bị điện như rơ le, contactor, aptomat, CPU, đầu cos nối, dòng điện đầu vào, dòng của thiết bị, màn hình điều khiển trung tâm, các thông số cài đặt, …

-  Kiểm tra thường xuyên nồng độ bùn vi sinh ở bể vi sinh Hiếu khí, pH đầu vào hệ thống, hiện tượng bất thường như nổi nhiều bọt, bùn đen, lắng kém nhiều cặn lơ lửng, bùn nổi, …

-  Lượng hóa chất cấp cho các bể ở phản ứng hóa lý, tránh hiện tượng dư hóa chất, gây làng phí, không đạt hiệu quả xử lý.

-  Vệ sinh xong chắn rác ở bể Gom, tránh hiện tượng gây mùi.

-  Kiểm soát thông số hệ thống như: lưu lượng, DO, COD, BOD, dinh dưỡng trong bể vi sinh.

I.2.  Nguyên lý hoạt động của hệ thống

-  Mỗi hệ thống xử lý nước thải có công nghệ xử lý khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ vận hành thủ công đến lập trình tự động hoàn toàn.

-  Tuy nhiên, việc nắm được nguyên lý hoạt động của hệ thống mình vận hành là rất quan trọng, từ đó hiểu được quy trình hoạt động từng thiết bị, cấu tạo thiết kế từng hạng mục công trình. Kịp thời đưa ra phương án khắc phục khi xảy ra sự cố hỏng hóc thiết bị, quá trình hóa lý, sinh học, hay quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị định kì.

I.3.  Chế độ vận hành

Thiết kế tủ điều khiển có 2 chế độ vận hành bằng thủ công bằng tay (M) và chế độ tự động (A). Tùy theo mục đích sử dụng có thể vận hành theo từng chế độ.

I.3.1.  Vận hành theo chế độ bằng tay

- Bước 1: Kiểm tra hóa chất trong bồn, nếu hết tiến hành pha (Các bước hướng dẫn hoặc có dán sẵn trên bồn hóa chất).

- Bước 2: Chuyển các công tắc của thiết bị từ chế độ tự động “A” sang chế độ thủ công “M”.

* Chú ý:

-  Mỗi hạng mục thường có 2 thiết bị hoạt động độc lập hoặc cũng có trường hợp hoạt động song song. Tuy nhiên, dựa vào nguyên lý hoạt động của hệ thống để vận hành thiết bị này cho phù hợp. Ví dụ: ở chế độ tự động 2 máy thổi khí luân phiên đổi nhau hoạt động, thì lúc vận hành thủ công bằng tay cũng phải bật từng máy hoạt động, không để 2 máy hoạt động cùng lúc.

-  Chỉ bật bơm hóa chất khi sử dụng. Ví dụ: nước chảy sang bể khử trùng thì lúc ấy mới cần bật bơm định lượng Javel.

1.3.2.  Vận hành tự động

- Ở chế độ vận hành tự động các thông số cài đặt như: thời gian đổi bơm, thời gian chạy nghỉ, mức phao, trạng thái thiết bị (chạy, dừng, báo lỗi), chế độ đóng mở của các van điện, … được cài đặt sẵn trên màn hình hiển thị HMI, rất thuận tiện cho người vận hành theo dõi, giám sát.

- Sau khi kiểm tra toàn bộ hệ thống an toàn thì gạt nút sang chế độ TỰ ĐỘNG – “A” trên công tắc từng thiết bị tủ điện, khi đó hệ thống điều khiển sẽ hoạt động tự động theo phao báo mực nước đặt trong bể, và thời gian hoạt động luân phiên của thiết bị được cài đặt

I.4.  Quy trình pha hóa chất

-  Trước khi tiến hành pha hóa chất, phải kiểm tra vệ sinh bên trong bồn hóa chất, xả nước sạch loại bỏ lớp cặn ở đáy bồn bằng cách mở van xả đáy, tránh để cặn bẩn làm tắc bơm định lượng.

-  Trang thiết bị bảo hộ đầy đủ như: quần áo bảo hộ, giầy cao su, găng tay cao su, kính mắt, khẩu trang, mũ bảo hộ.

-  Công nhân vận hành đã được đào tạo về quy trình, an toàn khi sử dụng hóa chất.

I.5.  Những yêu cầu bắt buộc đối với người vận hành HTXLNT

* Yêu cầu trình độ kỹ thuật đối với người vận hành

-  Hệ thống hoạt động liên tục, được lập trình và điều khiển tự động qua màn hình trung tâm. Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn rất quan trọng, ở đây trực tiếp đó là người kỹ sư giám sát, vận hành hệ thống, phải đảm bảo người vận hành thường trực 24/24h để theo dõi kiểm soát tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị, xử lý khẩn cấp khi hệ thống gặp trục trặc kỹ thuật hoặc sự cố.

-  Một số yêu cầu cơ bản của người giám sát, vận hành hệ thống xử lý nước thải về trình độ, chuyên nghành đào tạo như sau:

  +  Tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên nghành môi trường, có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xử lý nước thải, nắm bắt được công nghệ, quy trình vận hành, ứng phó sự cố.

  +  Tốt nghiệp trung cấp trở lên đối về lĩnh vực cơ điện, am hiểu về thiết bị điện, động cơ máy móc, có thể kiểm tra phát hiện hỏng hóc, kịp thời sửa chữa, bảo dưỡng đảm bảo an toàn vận hành.

  +  Tốt nghiệp chuyên ngành điện tự động hóa, am hiểu về hệ thống điều khiển PLC. Thực hiện nhiệm vụ như theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để khắc phục kịp thời, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện tự động.

* Yêu cầu khác

-  Người vận hành, được đào tạo chuyển giao công nghệ phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn vận hành, không tự ý thay đổi làm ảnh hưởng đến quy trình công nghệ.

-  Khi cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết sự cố liên hệ ngay với cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công nghệ.

-  Phải mặc quần áo bảo hộ, đi giầy, ủng, đeo khẩu trang khi làm việc, nhất là khi pha hóa chất.

-  Không được uống rượu, bia trước khi và trong khi vận hành trạm.

-  Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị máy móc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng.

-  Không bật tắt liên tục đối với một thiết bị.
-  Khi xảy ra sự cố chập điện hay cháy nổ, phải lập tức cắt điện ở tủ điều khiển
-  Không tháo, lắp máy khi chưa ngắt nguồn điện.
-  Trong quá trình vận hành (cán bộ, người vận hành) nếu có sự cố thuộc chuyên môn quản lý của mình thì phải tiến hành khắc phục kịp thời. Các hạng mục nào đó mà không thuộc chuyên môn phần công việc của mình phụ trách hay được giao nhiệm vụ thì phải báo cáo, xin ý kiến cấp trên từ đó sẽ có quyết định cụ thể.
-  Khi tiến hành quá trình bảo trì, bảo dưỡng phải cắt Aptomat tổng, treo biển báo trước khi tiến hành công việc.
II.  Dự án mà Công ty TNHH Hỗ trợ Phát triển Khoa học Công nghệ là nhà thầu cung cấp, lắp đặt và đang trực tiếp vận hành như:

Dự án xử lý nước thải Bệnh viện Bạch Mai 1 - Hà Nội

Dự án xử lý nước thải Bệnh viện Bạch Mai 2 - Hà Nam

 

Đang tải bình luận,....

Xem thêm

Sự cố thường gặp và cách khắc phục trong vận hành HTXLNT

- Hệ thống xử lý nước thải dù đơn giản đến hiện đại, cũng không thể tránh khỏi những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.

- Người kỹ sư vận hành là người trực tiếp tham gia, giám sát, theo dõi, kịp thời phát hiện sự cố ngay từ ban đầu, đưa ra hướng khắc phục sớm nhất. Dưới đây là tổng hợp những sự cố thường gặp hướng khắc phục trong công tác vận hành HTXLNT mà người kỹ sư vận hành cần nắm được.

Xem thêm

Tủ điện điều khiển PLC (Hệ thống XLNT)

- Tủ điều khiển PLC trong hệ thống xử lý nước thải:

+ Được thiết kế thẩm mỹ, theo tiêu chuẩn công nghiệp.

+ Đồng bộ với tủ điện động lực

+ Vận hành – bảo trì sửa chữa dễ dàng.

+ Thiết bị có CO, CQ đảm bảo chất lượng và xuất xứ.

Xem thêm

Thiết bị xử lý nước thải hợp khối FRP

Thiết bị hợp khối là thiết bị xử lý nước thải tập trung được làm bằng vật liệu FRP (Fibre Reiforce Plastic) có tuổi thọ cao, cấu tạo nhỏ gọn, độ bền cao và thuận tiện cho việc lắp đặt mà vẫn đảm bảo hiệu quả  xử lý.
Chúng tôi rất vinh hạnh là  nhà phân phối độc quyền của Công ty Premier Products Co, Ltd – Thái Lan tại Việt Nam

Xem thêm